Học TậpLớp 8

Cảm nhận khổ cuối bài thơ Nhớ rừng

Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận khổ cuối bài thơ Nhớ rừng gồm 2 bài văn mẫu, kèm dàn ý chi tiết. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn nỗi bất bình, niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt.

Nhớ rừng

Qua bài thơ Nhớ rừng, nhà thơ Thế Lữ đã mượn lời tâm sự của con hổ để nói lên tâm trạng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Với khát khao tự do cháy bỏng, mời các em cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn.

Bạn đang xem: Cảm nhận khổ cuối bài thơ Nhớ rừng

Đề bài: Trình bày Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ .

Mục lục

Dàn ý Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Nhớ rừng

1. Mở bài

  • Giới thiệu Thế Lữ và Nhớ rừng.
  • Giới thiệu khổ thơ cuối bài.

2. Thân bài

a. Tâm trạng của con hổ:

– “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ/Là giống hầm thiêng ta ngự trị”:

  • Khao khát tự do mãnh liệt đang dần sục sôi trong lòng con hổ, một lòng chỉ muốn hướng về nơi đại ngàn mênh mông với giọng gọi đầy tha thiết, bi tráng.
  • Từ “hỡi” được đặt ở đầu câu thơ gợi ra cảm giác oai hùng của chúa sơn lâm, bộc lộ tư thế hiên ngang, phong thái cai trị lừng lẫy của một vị vua.
  • “Là chốn hầm thiêng ta ngự trị”: Khẳng định sự quyền làm chủ của bản thân con hổ với núi rừng, lời khẳng định ngầm sự làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, dẫu rằng hiện tại cả con hổ và cả nhân dân ta đều phải vướng vào những cái gông xiềng nặng nề, khó mà thay đổi.

– “Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa/Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”:

  • Con hổ phải quay về với một thực tại đớn đau, liên tục cuộn xoáy, âm ỉ trong trong lòng.
  • Điệp từ “Nơi” làm tăng thêm xúc cảm cũng như nỗi xót xa của nhân vật trữ tình, sự lưu luyến với những hồi ức tốt đẹp, sự tiếc thương đầy bất lực.
  • Giọng thơ chuyển đổi từ một tiếng thét bi tráng cho đến đây thì dần trầm xuống, mang cảm giác đau thương và bất lực.

– “Có biết chăng trong những ngày ta ngao ngán/Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”:

  • Khao khát, nhớ thương sự tự do không chỉ cả khi còn thức mà đến cả trong giấc mơ nó vẫn mang theo “giấc mộng ngàn to lớn”, chưa từng một lần rời bỏ.
  • Con hổ chưa từng khuất phục trước số phận, luôn tràn đầy khao khát tự do mãnh liệt, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng, quyết theo đuổi những mộng cảnh riêng mình, chứ không chịu khuất phục, chìm đắm trong cảnh tầm thường, giả dối.

=> Giải pháp của con hổ để thoát khỏi cảnh chán chường thực tại, lựa chọn chìm trong những giấc mộng đại ngàn để giữ lại phần oai nghiêm, tốt đẹp, thoát khỏi những nỗi đớn đau, bế tắc và bất lực trước thực tại.

b. Ý nghĩa, nội dung tư tưởng:

– Tâm trạng của con hổ chính là một hình tượng tiêu biểu cho hồn thơ của Thế Lữ, những trí thức tiểu tư sản cùng thời đều phải chịu chung một thực tại ấy là nỗi đớn đau mất nước, mất chủ quyền tộc, bế tắc trong cái vòng luẩn quẩn trước khi được giác ngộ cách mạng.

=> Thỏa mình trong thơ ca, khát khao vươn tới những cái Đẹp xa xăm, nhiều mộng tưởng, thoát ly khỏi cuộc sống trần tục, có nhiều khốn khổ và chán chường.

– Thể hiện khốn cảnh chung của dân tộc Việt Nam, cái thực tại tầm thường, giả dối ở đây chính là luận điệu “khai sáng”, “bảo hộ” đầy xảo trá của thực dân Pháp. Còn nhân dân ta trở thành con hổ bị nuôi nhốt, bị kiềm chế về mọi mặt phải chịu nhục nhã, khốn đốn và bế tắc nhưng vẫn luôn có một khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do. Vẫn nhớ mãi, tiếc nuối mãi cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp thuở trước.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 1

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để “cái tôi” tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhớ rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 2

Thế Lữ (1907-1989), là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình, nhà hoạt động sân khấu sôi nổi có nhiều đóng góp và nền nghệ thuật hiện đại của Việt Nam ta. Ông được biết đến bắt đầu vào những năm 1930 của thế kỷ trước bằng việc sáng tạo ra những tác phẩm thơ Mới, mở đường cho một thể thơ theo hơi hướng phương Tây, đặc trưng bởi ảnh hưởng của văn học Pháp. Tuy rằng Thế Lữ trong phong trào thơ Mới không thực sự là một hiện tượng nổi bật và chói sáng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, hay Nguyễn Bính thế nhưng những tác phẩm của ông cũng có nhiều nét hay, thể hiện tinh thần đổi mới, cố gắng cách tân thơ ca Việt Nam, là người cầm ngọn cờ tiên phong mở đường cho các nhà thơ tiếp theo. Trong giai đoạn trước cách mạng có thể nhận thấy rằng thơ Thế Lữ là biểu hiện của một tâm hồn muốn thoát ly khỏi cái xã hội rối ren, loạn lạc và bế tắc. Hồn thơ ông luôn rộng mở, tìm tòi đến những vẻ đẹp xa xăm, nhiều mộng ảo, tránh thoát khỏi trần thế phàm tục, tầm thường, đầy giả dối, đôi lúc còn mang hơi hướng trốn tránh sự đời của các nhà Nho cũ. Phong cách thơ ấy của Thế Lữ được biểu hiện một cách rõ nét trong bài thơ Nhớ rừng, mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng của bản thân. Đây được xem là bài thơ hoàn toàn thành công của Thế Lữ trong các sáng tác thơ Mới, mà ở khổ thơ cuối chính là tấm lòng khao khát tự do mãnh liệt, đồng thời cũng ẩn hiện trong đó là tấm lòng yêu nước sâu sắc và sự bất lực trước thời cuộc.

Con hổ trong bài thơ là một hình tượng độc đáo, được tác giả khai thác một cách khéo léo, thể hiện đúng phong cách thơ đi tìm cái Đẹp, những vẻ đẹp xa xăm, hùng vĩ và tráng lệ. Trong Nhớ rừng có thể thấy rằng hình ảnh con hổ bị giam cầm chính là hình ảnh của nhà thơ, tâm hồn của một con người có tráng chí cao đẹp, khao khát tự do vẫy vùng thế nhưng lại phải chịu gò bó, mất tự do. Mà vườn bách thú ở đây chính là thực cảnh đất nước bế tắc, giả dối dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai bù nhìn, ăn hại chỉ biết chèn ép nhân dân. Sau những khổ thơ bộc lộ sự chán ghét cảnh thực tại, tầm thường giả dối cũng như nỗi nhớ nhung tha thiết chốn non cao bóng cả, cuộc sống tự do vẫy vùng bốn bể của con hổ (hay chính là của tác giả). Thì ở khổ thơ thứ năm có thể coi là một lời kết, là tâm trạng của tác giả sau tất thảy những cảnh thực tại và hồi ức.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Từ những dòng thơ ta có thể cảm nhận được được khao khát tự do mãnh liệt đang dần sục sôi trong lòng con hổ, một lòng chỉ muốn hướng về nơi đại ngàn mênh mông với giọng gọi đầy tha thiết, bi tráng “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ”. Từ “hỡi” được đặt ở đầu câu thơ gợi ra cảm giác oai hùng của chúa sơn lâm, một tiếng thét làm rúng động cả núi rừng, bộc lộ tư thế hiên ngang, phong thái cai trị lừng lẫy của một vị vua. Khẳng định sự quyền làm chủ của bản thân con hổ với núi rừng “Là chốn hầm thiêng ta ngự trị”, không chỉ vậy nếu suy nghĩ sâu xa một chút thì đây còn là lời khẳng định sự làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, dẫu rằng hiện tại cả con hổ và cả nhân dân ta đều phải vướng vào những cái gông xiềng nặng nề, khó mà thay đổi. Thế nên sau những tiếng thét bi tráng, sau lời khẳng định quyền làm chủ, con hổ đã phải quay về với một thực tại đớn đau, liên tục cuộn xoáy, âm ỉ trong trong lòng “Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa/Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”. Sử dụng điệp từ “Nơi” làm tăng thêm xúc cảm cũng như nỗi xót xa của nhân vật trữ tình, sự lưu luyến với những hồi ức tốt đẹp, sự tiếc thương đầy bất lực. Núi non đại ngàn đã từng là nơi chúa sơn lâm ngự trị, “thênh thang vẫy vùng”, thế nhưng tất cả chỉ còn là một hồi ức huy hoàng tốt đẹp của “ngày xưa”, còn cho đến hôm nay hổ ta phải đối mặt với một thực tại đau đớn rằng chốn “nước non hùng vĩ”, chốn nó từng ngự trị chỉ còn là cảnh tượng mà nó “không còn được thấy bao giờ” nữa, đầy xót xa, nuối tiếc. Giọng thơ chuyển đổi từ một tiếng thét bi tráng cho đến đây thì dần trầm xuống, mang cảm giác đau thương và bất lực, khi mà có lẽ cả đời con hổ sẽ mãi mãi chịu đựng cảnh giam cầm mua vui, với thực tại tầm thường giả dối, còn hoài bão tung hoành chốn sơn lâm đã vĩnh viễn phải khép lại từ đây. Đặt mình mà vào trong tình cảnh ấy của con hổ, người ta mới lại càng thấm thía, một cuộc đời tự do, làm vua muôn loài, cuối cùng lại chấp nhận cảnh giam cầm, sánh ngang cùng những giống loài mà trước đây nó từng cai trị, cơ man nào là đau đớn và tủi hờn hơn thế nữa. Sự đau đớn, nỗi bồi hồi nuối tiếc càng lớn trong tâm hồn trong biết bao ngày ngao ngán chán chường của con hổ, đến độ nó khao khát, nhớ thương sự tự do không chỉ cả khi còn thức mà đến cả trong giấc mơ nó vẫn mang theo “giấc mộng ngàn to lớn”, chưa từng một lần rời bỏ. Có thể thấy rằng con hổ vẫn mãi là con hổ, một vị chúa sơn lâm oai hùng, kiêu hãnh, sự giam cầm hay nỗi nhục nhã chưa bao giờ có thể giết được tráng chí và mộng tưởng tung hoành tốt đẹp trong lòng nó. Khác với lũ gấu dở hơi, khác với cặp báo vô tư lự, hổ ta chưa từng khuất phục trước số phận, mặc dầu số phận của nó đang trong cảnh bế tắc, không hề có lối thoát. Thế nhưng tâm hồn nó ngoài đau thương, nuối tiếc thì luôn tràn đầy khao khát tự do mãnh liệt, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng, quyết theo đuổi những mộng cảnh riêng mình, chứ không chịu khuất phục, chìm đắm trong cảnh tầm thường, giả dối. Đó là một giải pháp của con hổ để thoát khỏi cảnh chán chường thực tại, lựa chọn chìm trong những giấc mộng đại ngàn để giữ lại phần oai nghiêm, tốt đẹp, thoát khỏi những nỗi đớn đau, bế tắc và bất lực trước thực tại. Có thể thấy rằng, tâm trạng của con hổ chính là một hình tượng tiêu biểu cho hồn thơ của Thế Lữ, bản thân Thế Lữ cũng phải chịu sự kìm kẹp của chế độ thực dân – nửa phong kiến tàn ác, bất công, những trí thức tiểu tư sản cùng thời đều phải chịu chung một thực tại ấy là nỗi đớn đau mất nước, mất chủ quyền tộc. Thế nhưng bản thân họ lại không thể tìm ra một lối thoát cho riêng mình, vẫn cứ mãi bế tắc trong cái vòng luẩn quẩn trước khi được giác ngộ cách mạng. Nếu như con hổ tìm về đại ngàn trong những giấc mộng của riêng nó, thì Thế Lữ lại chọn cách thỏa mình trong thơ ca, khát khao vươn tới những cái Đẹp xa xăm, nhiều mộng tưởng, thoát li khỏi cuộc sống trần tục, có nhiều khốn khổ và chán chường. Nhìn sâu hơn nữa, thì ngoài thể hiện tư tưởng của tác giả, bài thơ còn thể hiện khốn cảnh chung của dân tộc Việt Nam, cái thực tại tầm thường, giả dối ở đây chính là luận điệu “khai sáng”, “bảo hộ” đầy xảo trá của thực dân Pháp khi sang xâm lược nước ta, hòng làm u mê, lung lạc ý chí của nhân dân ta để dễ bề cai trị. Còn nhân dân ta trở thành con hổ bị nuôi nhốt, bị kiềm chế về mọi mặt phải chịu nhục nhã, khốn đốn và bế tắc nhưng vẫn luôn có một khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do. Vẫn nhớ mãi, tiếc nuối mãi cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp thuở trước tựa như việc con hổ tiếc nhớ về cảnh hùng vĩ chốn non cao.

Nhớ rừng là một bài thơ hay, tiêu biểu cho phong trào thơ Mới giai đoạn khởi đầu, là lá cờ tiên phong dẫn lối cho các nhà thơ khác phát triển hơn nữa nền thơ ca Việt Nam, thoát khỏi phong các thơ cổ, theo lối mòn cứng nhắc. Có thể thấy rằng không chỉ đoạn thơ cuối mà cả bài thơ Nhớ rừng đều tập trung hướng về một nội dung chính là sự bế tắc của đất nước và con người Việt Nam giai đoạn trước cách mạng, phải chịu cảnh tù đày, nô lệ đầy nhục nhã, luôn đau đáu hối tiếc về những ngày tháng tự do, tốt đẹp xưa cũ, nhưng nhân dân ta chưa từng một ngày chịu khuất phục, dẫu thực cảnh có bế tắc, họ vẫn luôn tìm cách giải phóng bản thân mình bằng niềm hy vọng, khao khát tự do mãnh liệt, chống chọi với những cái tầm thường, giả dối độc ác. Nhớ rừng không chỉ là tư tưởng theo đuổi cái Đẹp, mộng tưởng thoát ly của Thế Lữ mà còn thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc và nỗi đau đớn, bất lực trước thời cuộc rối ren.

Đăng bởi: BNC.Edu.vn

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Xem thêm Cảm nhận khổ cuối bài thơ Nhớ rừng

Văn mẫu lớp 8: Cảm nhận khổ cuối bài thơ Nhớ rừng gồm 2 bài văn mẫu, kèm dàn ý chi tiết. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 8 hiểu rõ hơn nỗi bất bình, niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt.

Nhớ rừng

Qua bài thơ Nhớ rừng, nhà thơ Thế Lữ đã mượn lời tâm sự của con hổ để nói lên tâm trạng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Với khát khao tự do cháy bỏng, mời các em cùng theo dõi bài viết để hiểu sâu sắc hơn.

Đề bài: Trình bày Cảm nhận về khổ thơ cuối của bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ .

Dàn ý Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Nhớ rừng

1. Mở bài

  • Giới thiệu Thế Lữ và Nhớ rừng.
  • Giới thiệu khổ thơ cuối bài.

2. Thân bài

a. Tâm trạng của con hổ:

– “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ/Là giống hầm thiêng ta ngự trị”:

  • Khao khát tự do mãnh liệt đang dần sục sôi trong lòng con hổ, một lòng chỉ muốn hướng về nơi đại ngàn mênh mông với giọng gọi đầy tha thiết, bi tráng.
  • Từ “hỡi” được đặt ở đầu câu thơ gợi ra cảm giác oai hùng của chúa sơn lâm, bộc lộ tư thế hiên ngang, phong thái cai trị lừng lẫy của một vị vua.
  • “Là chốn hầm thiêng ta ngự trị”: Khẳng định sự quyền làm chủ của bản thân con hổ với núi rừng, lời khẳng định ngầm sự làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, dẫu rằng hiện tại cả con hổ và cả nhân dân ta đều phải vướng vào những cái gông xiềng nặng nề, khó mà thay đổi.

– “Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa/Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”:

  • Con hổ phải quay về với một thực tại đớn đau, liên tục cuộn xoáy, âm ỉ trong trong lòng.
  • Điệp từ “Nơi” làm tăng thêm xúc cảm cũng như nỗi xót xa của nhân vật trữ tình, sự lưu luyến với những hồi ức tốt đẹp, sự tiếc thương đầy bất lực.
  • Giọng thơ chuyển đổi từ một tiếng thét bi tráng cho đến đây thì dần trầm xuống, mang cảm giác đau thương và bất lực.

– “Có biết chăng trong những ngày ta ngao ngán/Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn”:

  • Khao khát, nhớ thương sự tự do không chỉ cả khi còn thức mà đến cả trong giấc mơ nó vẫn mang theo “giấc mộng ngàn to lớn”, chưa từng một lần rời bỏ.
  • Con hổ chưa từng khuất phục trước số phận, luôn tràn đầy khao khát tự do mãnh liệt, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng, quyết theo đuổi những mộng cảnh riêng mình, chứ không chịu khuất phục, chìm đắm trong cảnh tầm thường, giả dối.

=> Giải pháp của con hổ để thoát khỏi cảnh chán chường thực tại, lựa chọn chìm trong những giấc mộng đại ngàn để giữ lại phần oai nghiêm, tốt đẹp, thoát khỏi những nỗi đớn đau, bế tắc và bất lực trước thực tại.

b. Ý nghĩa, nội dung tư tưởng:

– Tâm trạng của con hổ chính là một hình tượng tiêu biểu cho hồn thơ của Thế Lữ, những trí thức tiểu tư sản cùng thời đều phải chịu chung một thực tại ấy là nỗi đớn đau mất nước, mất chủ quyền tộc, bế tắc trong cái vòng luẩn quẩn trước khi được giác ngộ cách mạng.

=> Thỏa mình trong thơ ca, khát khao vươn tới những cái Đẹp xa xăm, nhiều mộng tưởng, thoát ly khỏi cuộc sống trần tục, có nhiều khốn khổ và chán chường.

– Thể hiện khốn cảnh chung của dân tộc Việt Nam, cái thực tại tầm thường, giả dối ở đây chính là luận điệu “khai sáng”, “bảo hộ” đầy xảo trá của thực dân Pháp. Còn nhân dân ta trở thành con hổ bị nuôi nhốt, bị kiềm chế về mọi mặt phải chịu nhục nhã, khốn đốn và bế tắc nhưng vẫn luôn có một khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do. Vẫn nhớ mãi, tiếc nuối mãi cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp thuở trước.

3. Kết bài

Nêu cảm nhận chung.

Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 1

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của Thế Lữ đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm, hổ chỉ còn biết gửi hồn về chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của giống hầm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình với hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Một nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tự đáy lòng vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Tâm trạng của con hổ bị giam cầm cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn tù hãm, cũng ngậm một khối căm hờn và tiếc nhớ khôn nguôi thời oanh liệt với những chiến công chống giặc ngoại xâm vẻ vang trong lịch sử. Chính vì động đến chỗ sâu thẳm của lòng người nên bài thơ vừa ra đời đã được công chúng nồng nhiệt đón nhận.

Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt chặt trong cũi sắt để nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm trạng u uất của thế hệ thanh niên trí thức Tây học vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, vô cùng bất mãn và khinh ghét thực tại bất công, ngột ngạt của xã hội đương thời. Họ muốn phá tung xiềng xích nô lệ để “cái tôi” tự do được khẳng định và phát triển. Nhiều người đọc bài thơ Nhớ rừng, cảm thấy tác giả đã nói giùm họ nỗi đau khổ của thân phận nô lệ. Về mặt nào đó, có thể coi đây là một bài thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn chương hợp pháp đầu thế kỉ XX.

Thế Lữ đã chọn được một hình ảnh độc đáo, thích hợp với việc thể hiện chủ đề bài thơ. Con vật oai hùng được coi là chúa tể sơn lâm, một thời oanh liệt, huy hoàng ở chốn nước non hùng vĩ nay bị giam cầm tù hãm tượng trưng cho người anh hùng chiến bại. Cảnh đại ngàn hoang vu tượng trưng cho thế giới tự do rộng lớn. Với hình ảnh chứa đựng ý nghĩa thâm thúy đó, Thế Lữ rất thuận lợi trong việc gửi gắm tâm sự của mình trước thời cuộc qua bài thơ. Ngôn ngữ thơ đạt tới độ điêu luyện, tinh tế, nhạc điệu du dương, lúc sôi nổi hào hùng, lúc trầm lắng bi thiết, thể hiện thành công nội dung tư tưởng của bài thơ.

Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, thi hứng cuồn cuộn tuôn trào dưới ngòi bút thi nhân. Đây là đặc điểm tiêu biểu của bút pháp lãng mạn và cũng là yếu tố cốt lõi làm nên sức lôi cuốn mạnh mẽ, chi phối các yếu tố nghệ thuật khác của bài thơ. Bài thơ Nhớ rừng sống mãi trong lòng người đọc. Nhắc đến Thế Lữ, người ta nhớ tới Nhớ rừng. Là thi sĩ, chỉ cần điều đó cũng đủ sung sướng, hạnh phúc và mãn nguyện.

Cảm nhận về khổ cuối bài thơ Nhớ rừng – Mẫu 2

Thế Lữ (1907-1989), là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà phê bình, nhà hoạt động sân khấu sôi nổi có nhiều đóng góp và nền nghệ thuật hiện đại của Việt Nam ta. Ông được biết đến bắt đầu vào những năm 1930 của thế kỷ trước bằng việc sáng tạo ra những tác phẩm thơ Mới, mở đường cho một thể thơ theo hơi hướng phương Tây, đặc trưng bởi ảnh hưởng của văn học Pháp. Tuy rằng Thế Lữ trong phong trào thơ Mới không thực sự là một hiện tượng nổi bật và chói sáng như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, hay Nguyễn Bính thế nhưng những tác phẩm của ông cũng có nhiều nét hay, thể hiện tinh thần đổi mới, cố gắng cách tân thơ ca Việt Nam, là người cầm ngọn cờ tiên phong mở đường cho các nhà thơ tiếp theo. Trong giai đoạn trước cách mạng có thể nhận thấy rằng thơ Thế Lữ là biểu hiện của một tâm hồn muốn thoát ly khỏi cái xã hội rối ren, loạn lạc và bế tắc. Hồn thơ ông luôn rộng mở, tìm tòi đến những vẻ đẹp xa xăm, nhiều mộng ảo, tránh thoát khỏi trần thế phàm tục, tầm thường, đầy giả dối, đôi lúc còn mang hơi hướng trốn tránh sự đời của các nhà Nho cũ. Phong cách thơ ấy của Thế Lữ được biểu hiện một cách rõ nét trong bài thơ Nhớ rừng, mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng của bản thân. Đây được xem là bài thơ hoàn toàn thành công của Thế Lữ trong các sáng tác thơ Mới, mà ở khổ thơ cuối chính là tấm lòng khao khát tự do mãnh liệt, đồng thời cũng ẩn hiện trong đó là tấm lòng yêu nước sâu sắc và sự bất lực trước thời cuộc.

Con hổ trong bài thơ là một hình tượng độc đáo, được tác giả khai thác một cách khéo léo, thể hiện đúng phong cách thơ đi tìm cái Đẹp, những vẻ đẹp xa xăm, hùng vĩ và tráng lệ. Trong Nhớ rừng có thể thấy rằng hình ảnh con hổ bị giam cầm chính là hình ảnh của nhà thơ, tâm hồn của một con người có tráng chí cao đẹp, khao khát tự do vẫy vùng thế nhưng lại phải chịu gò bó, mất tự do. Mà vườn bách thú ở đây chính là thực cảnh đất nước bế tắc, giả dối dưới quyền cai trị của thực dân Pháp và chế độ phong kiến tay sai bù nhìn, ăn hại chỉ biết chèn ép nhân dân. Sau những khổ thơ bộc lộ sự chán ghét cảnh thực tại, tầm thường giả dối cũng như nỗi nhớ nhung tha thiết chốn non cao bóng cả, cuộc sống tự do vẫy vùng bốn bể của con hổ (hay chính là của tác giả). Thì ở khổ thơ thứ năm có thể coi là một lời kết, là tâm trạng của tác giả sau tất thảy những cảnh thực tại và hồi ức.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Từ những dòng thơ ta có thể cảm nhận được được khao khát tự do mãnh liệt đang dần sục sôi trong lòng con hổ, một lòng chỉ muốn hướng về nơi đại ngàn mênh mông với giọng gọi đầy tha thiết, bi tráng “Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ”. Từ “hỡi” được đặt ở đầu câu thơ gợi ra cảm giác oai hùng của chúa sơn lâm, một tiếng thét làm rúng động cả núi rừng, bộc lộ tư thế hiên ngang, phong thái cai trị lừng lẫy của một vị vua. Khẳng định sự quyền làm chủ của bản thân con hổ với núi rừng “Là chốn hầm thiêng ta ngự trị”, không chỉ vậy nếu suy nghĩ sâu xa một chút thì đây còn là lời khẳng định sự làm chủ đất nước của dân tộc Việt Nam, dẫu rằng hiện tại cả con hổ và cả nhân dân ta đều phải vướng vào những cái gông xiềng nặng nề, khó mà thay đổi. Thế nên sau những tiếng thét bi tráng, sau lời khẳng định quyền làm chủ, con hổ đã phải quay về với một thực tại đớn đau, liên tục cuộn xoáy, âm ỉ trong trong lòng “Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa/Nơi ta không còn được thấy bao giờ!”. Sử dụng điệp từ “Nơi” làm tăng thêm xúc cảm cũng như nỗi xót xa của nhân vật trữ tình, sự lưu luyến với những hồi ức tốt đẹp, sự tiếc thương đầy bất lực. Núi non đại ngàn đã từng là nơi chúa sơn lâm ngự trị, “thênh thang vẫy vùng”, thế nhưng tất cả chỉ còn là một hồi ức huy hoàng tốt đẹp của “ngày xưa”, còn cho đến hôm nay hổ ta phải đối mặt với một thực tại đau đớn rằng chốn “nước non hùng vĩ”, chốn nó từng ngự trị chỉ còn là cảnh tượng mà nó “không còn được thấy bao giờ” nữa, đầy xót xa, nuối tiếc. Giọng thơ chuyển đổi từ một tiếng thét bi tráng cho đến đây thì dần trầm xuống, mang cảm giác đau thương và bất lực, khi mà có lẽ cả đời con hổ sẽ mãi mãi chịu đựng cảnh giam cầm mua vui, với thực tại tầm thường giả dối, còn hoài bão tung hoành chốn sơn lâm đã vĩnh viễn phải khép lại từ đây. Đặt mình mà vào trong tình cảnh ấy của con hổ, người ta mới lại càng thấm thía, một cuộc đời tự do, làm vua muôn loài, cuối cùng lại chấp nhận cảnh giam cầm, sánh ngang cùng những giống loài mà trước đây nó từng cai trị, cơ man nào là đau đớn và tủi hờn hơn thế nữa. Sự đau đớn, nỗi bồi hồi nuối tiếc càng lớn trong tâm hồn trong biết bao ngày ngao ngán chán chường của con hổ, đến độ nó khao khát, nhớ thương sự tự do không chỉ cả khi còn thức mà đến cả trong giấc mơ nó vẫn mang theo “giấc mộng ngàn to lớn”, chưa từng một lần rời bỏ. Có thể thấy rằng con hổ vẫn mãi là con hổ, một vị chúa sơn lâm oai hùng, kiêu hãnh, sự giam cầm hay nỗi nhục nhã chưa bao giờ có thể giết được tráng chí và mộng tưởng tung hoành tốt đẹp trong lòng nó. Khác với lũ gấu dở hơi, khác với cặp báo vô tư lự, hổ ta chưa từng khuất phục trước số phận, mặc dầu số phận của nó đang trong cảnh bế tắc, không hề có lối thoát. Thế nhưng tâm hồn nó ngoài đau thương, nuối tiếc thì luôn tràn đầy khao khát tự do mãnh liệt, niềm hy vọng vào một tương lai tươi sáng, quyết theo đuổi những mộng cảnh riêng mình, chứ không chịu khuất phục, chìm đắm trong cảnh tầm thường, giả dối. Đó là một giải pháp của con hổ để thoát khỏi cảnh chán chường thực tại, lựa chọn chìm trong những giấc mộng đại ngàn để giữ lại phần oai nghiêm, tốt đẹp, thoát khỏi những nỗi đớn đau, bế tắc và bất lực trước thực tại. Có thể thấy rằng, tâm trạng của con hổ chính là một hình tượng tiêu biểu cho hồn thơ của Thế Lữ, bản thân Thế Lữ cũng phải chịu sự kìm kẹp của chế độ thực dân – nửa phong kiến tàn ác, bất công, những trí thức tiểu tư sản cùng thời đều phải chịu chung một thực tại ấy là nỗi đớn đau mất nước, mất chủ quyền tộc. Thế nhưng bản thân họ lại không thể tìm ra một lối thoát cho riêng mình, vẫn cứ mãi bế tắc trong cái vòng luẩn quẩn trước khi được giác ngộ cách mạng. Nếu như con hổ tìm về đại ngàn trong những giấc mộng của riêng nó, thì Thế Lữ lại chọn cách thỏa mình trong thơ ca, khát khao vươn tới những cái Đẹp xa xăm, nhiều mộng tưởng, thoát li khỏi cuộc sống trần tục, có nhiều khốn khổ và chán chường. Nhìn sâu hơn nữa, thì ngoài thể hiện tư tưởng của tác giả, bài thơ còn thể hiện khốn cảnh chung của dân tộc Việt Nam, cái thực tại tầm thường, giả dối ở đây chính là luận điệu “khai sáng”, “bảo hộ” đầy xảo trá của thực dân Pháp khi sang xâm lược nước ta, hòng làm u mê, lung lạc ý chí của nhân dân ta để dễ bề cai trị. Còn nhân dân ta trở thành con hổ bị nuôi nhốt, bị kiềm chế về mọi mặt phải chịu nhục nhã, khốn đốn và bế tắc nhưng vẫn luôn có một khao khát mãnh liệt về cuộc sống tự do. Vẫn nhớ mãi, tiếc nuối mãi cảnh đất nước thanh bình, tươi đẹp thuở trước tựa như việc con hổ tiếc nhớ về cảnh hùng vĩ chốn non cao.

Nhớ rừng là một bài thơ hay, tiêu biểu cho phong trào thơ Mới giai đoạn khởi đầu, là lá cờ tiên phong dẫn lối cho các nhà thơ khác phát triển hơn nữa nền thơ ca Việt Nam, thoát khỏi phong các thơ cổ, theo lối mòn cứng nhắc. Có thể thấy rằng không chỉ đoạn thơ cuối mà cả bài thơ Nhớ rừng đều tập trung hướng về một nội dung chính là sự bế tắc của đất nước và con người Việt Nam giai đoạn trước cách mạng, phải chịu cảnh tù đày, nô lệ đầy nhục nhã, luôn đau đáu hối tiếc về những ngày tháng tự do, tốt đẹp xưa cũ, nhưng nhân dân ta chưa từng một ngày chịu khuất phục, dẫu thực cảnh có bế tắc, họ vẫn luôn tìm cách giải phóng bản thân mình bằng niềm hy vọng, khao khát tự do mãnh liệt, chống chọi với những cái tầm thường, giả dối độc ác. Nhớ rừng không chỉ là tư tưởng theo đuổi cái Đẹp, mộng tưởng thoát ly của Thế Lữ mà còn thể hiện tấm lòng yêu nước sâu sắc và nỗi đau đớn, bất lực trước thời cuộc rối ren.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close