Tổng hợp

Định luật Say là gì?

Mục lục

Định luật Say là gì?

Cùng BNC.Edu.vn tìm hiểu Định luật Say (Say”s law) là gì?

Định luật Say là gì?

Bạn đang xem: Định luật Say là gì?

Định luật Say (Say’s law) là quan điểm cho rằng tổng cung tạo ra tổng cầu cho chính nó.

Định luật Say là một định luật về thị trường cung – cầu được đặt theo tên của Jean-Baptiste Say (1767-1832), một doanh nhân và cũng là nhà kinh tế học người Pháp.

Định luật Say (Say’s law) là quan điểm cho rằng tổng cung tạo ra tổng cầu cho chính nó. Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất ra một mức sản lượng quốc dân nhất định đồng nghĩa với việc tạo ra mức thu nhập (tiền lương, lợi nhuận…) đúng bằng chi phí để sản xuất ra sản lượng đó. Nếu thu nhập được đem ra chi tiêu, thì nó chỉ vừa đủ để mua sắm sản lượng đã sản xuất ra. Định luật Say hàm ý cung luôn luôn bằng cầu và không có tình trạng sản xuất thừa.

Chẳng hạn, khi sản xuất hàng hóa A, bạn sẽ phải thuê nhân công, nghĩa là bạn đang tăng cầu về lao động; ngoài ra, bạn còn phải thuê công xưởng, vay vốn, mua linh kiện (từ các nhà sản xuất khác), hay thậm chí đơn giản là việc để tiền của bạn (từ lợi nhuận) vào ngân hàng,… cũng đều tạo thêm nhu cầu cho nền kinh tế. Sản xuất càng nhiều thì tạo ra nhu cầu càng nhiều, đó chính là Định luật Say.

Giả định chủ yếu của định luật Say là hệ thống kinh tế bị chi phối bởi mặt cung và toàn bộ thu nhập, bao gồm cả tiết kiệm, phải được chi tiêu. Tuy nhiên, trên thực tế một số thu nhập bị rò rỉ khỏi vòng chu chuyển dưới hình thức tiết kiệm, thuế v.v… và không có gì đảm bảo rằng toàn bộ số thu nhập cuối cùng sẽ được sử dụng dưới hình thức chi tiêu. Giả sử bạn sản xuất quá nhiều nhưng người tiêu dùng không chịu chi tiêu, đơn giản vì họ đang dành dụm, tiết kiệm, hay giữ đó làm “của” sau này. Lúc này, hãy thử hỏi người tiêu dùng sẽ gửi số tiền đó vào đâu? Chắc chắn là ngân hàng. Khi lượng cung về tiền (do người tiêu dùng gửi vào ngân hàng) tăng lên cũng sẽ kéo theo lượng cầu về tiền. Định luật Say lại đúng lần nữa, khi việc đó sẽ giúp hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính trở nên sôi nổi, tạo ra nhiều việc làm khác, và tạo ra thêm đủ mọi nhu cầu khác nhau. Chưa kể, người tiêu dùng chắc chắn sẽ dùng số tiền dành dụm được để chi tiêu trong tương lai. Họ không thể giữ tiền mãi trong người vì họ sẽ nhận ra các tác động từ lạm phát.

Đó cũng là lời giải cho các thời kỳ suy thoái kinh tế, hay thậm chí cuộc Đại suy thoái. Những người cánh tả thường nói về sự thất bại của thị trường (market failure) để vịn cớ cho sự tác động của chính phủ, nhưng lại bất lực trong việc giải thích tại sao thị trường có thể phục hồi nhanh một cách thần kỳ sau đó.

Bởi về dài hạn, Định luật Say đã chứng minh rằng nó luôn đúng.

Tuy nhiên, ngược lại với ý kiến trên đây, quan điểm của trường phái Keynes cho rằng hệ thống kinh tế bị chi phối bởi mặt cầu và sự suy giảm tổng cầu dẫn đến sự suy giảm gấp bội của thu nhập và sản lượng quốc dân.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đăng bởi: BNC.Edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *