Tổng hợp

Hệ thống Dự trữ Liên bang là gì? Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Dự trữ Liên bang

Mục lục

Hệ thống Dự trữ Liên bang là gì? Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Dự trữ Liên bang

Cùng BNC.Edu.vn tìm hiểu Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System ) là gì? Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System).

Hệ thống Dự trữ Liên bang là gì? Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Dự trữ Liên bang

Bạn đang xem: Hệ thống Dự trữ Liên bang là gì? Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Dự trữ Liên bang

Hệ thống Dự trữ Liên bang là gì?

Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) là Ngân hàng trung ương của Mỹ, thường gọi tắt à FED. Hệ thống Dự trữ Liên bang là một định chế tài chính phi lợi nhuận, thuộc sở hữu của các ngân hàng thành viên do chính phủ Mỹ thành lập. Nó bao gồm 12 ngân hàng Dự trữ Liên bang và khoảng 5000 ngân hàng thành viên. Tất cả các ngân hàng có quy chế hoạt động liên bang đều phải trực thuộc FED và nhiều ngân hàng có quy chế hoạt động bang cũng thuộc hệ thống này.yên môn

Hệ thống Dự trữ Liên bang (Federal Reserve System) được quản lý bởi một Hội đồng Thống đốc mà thành viên của nó do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm. Nhiều Ủy ban chuyên môn của các ngân hàng,trong đó quan trọng nhất là Ủy ban thị trường mở liên bang, hỗ trợ cho hoạt động quản lý của Hội đồng. Mục tiêu của việc thiết lập quyền sở hữu tư nhân của FED là tránh sự kiểm soát chính trị đối với hệ thống này. Tuy nhiên, đã xảy ra nhiều cuộc xung đột giữa chính quyền Liên bang và các Ngân hàng Liên bang.

Chức năng đầu tiên của Hệ thống Dự trữ Liên bang là duy trì một luồng tiền và tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởn kinh tế lành mạnh, ổn định đồng tiền và sự cân bằng dài hạn trong cán cân thương mại.

Ba công cụ chủ yếu để Hệ thống Dự trữ Liên bang hoàn thành nhiệm vụ này là nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc (còn gọi là yêu cầu dự trữ) và lãi suất chiết khấu. Những xu hướng phát triển gần đây của hệ thống tiền tệ ở Mỹ và quốc tế, chẳng hạn sự phát triển mạnh mẽ của các định chế tài chính phi ngân hàng, tự do hóa hoạt đọng ngân hàng, dỡ bỏ những trở ngại đối với hoạt đông ngân hàng giữa các bang và quốc tế, đã làm giảm đáng kể khả năng của FED trong việc kiểm soát cung ứng tiền tệ trực tiếp.

Ngoài những biện pháp kiểm soát về chất lượng như trên. FED còn sử dụng một số công cụ kiểm soát về chất để đạt được mục tiêu của mình như: quy định lãi suất tối đa, số tiền tối thiểu mà người tiêu dùng và người mua chứng khoán phải bỏ ra khi họ muốn vay tiền để mua hàng có giá trị cao hoặc mua chứng khoán v.v… Ngoài nhiệm vụ kiểm soát lưu thông tiền tệ như trên, FED còn được giao một số trách nhiệm khác như giám sát hoạt động của các ngân hàng thành viên, kiểm soát dự trữ bắt buộc, đại lý về ngân sách cho chính phủ, cung ứng tiền giấy và tiền xu. Cũng giống như các ngân hàng trung ương khác , FED đóng vai trò là người cho vay cuối cùng, nghĩa là nó phải đảm bảo rằng luôn có đủ phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, nhằm tránh sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cơ cấu tổ chức của Hệ thống Dự trữ Liên bang

Hệ thống Dự Trữ Liên Bang được thành lập bởi Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve Act) do Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua năm 1913 và bắt đầu đi vào hoạt động năm 1914. FED là một tổ chức bao gồm một số cơ sở tài chánh trọng yếu của nhà nước và tư nhân. DTLB là một tổ chức độc lập, chỉ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội Hoa Kỳ và có nhiệm vụ phải điều trần định kỳ trước Ủy Ban Tài Chánh của Quốc Hội Hoa Kỳ. Cơ cấu tổ chức gồm các thành phần chính như sau:
 
– Ban Thống Đốc (Board of Governors)
– 12 Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang (12 Federal Reserve Banks)
– Các Ngân Hàng thành viên (Member Banks)
– Ủy Ban Thị Trường Mở Rộng Liên Bang (Federal Open Market Committee)
– Các Hội Đồng Cố Vấn (Advisory Councils)

Đăng bởi: BNC.Edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *