Tổng hợp

Mã độc là gì? Con đường xâm nhập và cách phòng chống mã độc

Mục lục

Mã độc là gì? Con đường xâm nhập và cách phòng chống mã độc

Mã độc đã khiến hàng triệu máy tính, di động trên toàn thế giới điêu đứng. Những hành vi tấn công bằng mã độc nhằm vào cá nhân, cơ quan và các doanh nghiệp để chuộc lợi về kinh tế, chính trị hoặc đơn giản là thỏa mãn sở thích của tin tặc. Cách tạo mã độc bằng việc viết ngôn ngữ lập trình, kết hợp kiến thức về bảo mật mạng và hệ điều hành đầy phức tạp. Cùng Duavang.net tìm hiểu thêm về mã độc là gì? con đường xâm nhập của nó thế nào và cách phòng chống ở bài viết dưới đây!

Mã độc là gì

Mã độc có tên tiếng Anh là Malicious Software viết tắt là Malware, có tên gọi khác là phần mềm độc hại. Đây là một đoạn chương trình hoặc một dạng chương trình được chèn bí mật vào hệ thống máy tính và internet nhằm thực hiện hành vi gây hại đến người dùng.

Tuy nhiên các hành vi gây hại này là một việc không dễ để xác định. Theo tài liệu hướng dẫn xử lý và phòng chống sự cố mã độc của NIST, các hành vi gây hại này bao gồm phá hủy dữ liệu, chạy chương trình phá hủy hoặc xâm nhập, xâm phạm đến tính bí mật, sự toàn vẹn hay tính khả dụng của dữ liệu, các ứng dụng và hệ điều hành.

Bạn đang xem: Mã độc là gì? Con đường xâm nhập và cách phòng chống mã độc

Mã độc là gì

Mã độc là phần mềm độc hại được tin tặc tạo ra nhằm gây hại cho máy tính (Ảnh: Internet)

Mã độc có thể được tin tặc nhúng vào trong dạng nào?

Cách thức hoạt động của các tin tặc ngày một tinh vi, chúng cho ra đời các loại mã độc và ngụy trang ở nhiều loại file khác nhau, khiến người dùng tốn thời gian và chi phí trong việc nhận diện và phòng tránh.

Mã độc có thể được tin tặc nhúng vào trong các dạng:

  • Dạng file ảnh: Đây là dạng thủ thuật tinh vi của tin tặc. Thay vì dùng một link đáng nghi ngờ thì chúng sẽ tạo ra những bức hình và các điểm ảnh đính kèm mã độc. Người dùng thường dễ mất cảnh giác và click vào hình ảnh đó, mã độc sẽ dễ dàng xâm nhập vào laptop của bạn.
  • Dạng phần mềm giả mạo: Thông thường khi download một phần mềm về máy, chúng ta sẽ phải tìm kiếm nhờ trình duyệt, google hay gợi ý cho phép tải về máy miễn phí. Nắm bắt được thói quen đó, tin tặc sẽ tạo ra các mã độc ẩn trong link download phần mềm giả mạo, thời điểm click tải về cũng là lúc mã độc tiến hành xâm nhập và tấn công máy tính của bạn.
  • Dạng file mở rộng: Các dạng file tưởng chừng như vô cùng uy tín như .COM, .CMD, CBAT, .SCR,… cũng có nguy cơ chứa mã độc. Bên cạnh đó chúng cũng được chèn ở các file quảng cáo, tài liệu rác mà tin tặc gửi đến cho bạn.

Con đường xâm nhập của mã độc là gì? Thông thường do người dùng tiến hành cài đặt nó hoặc từ một nguồn phát tán là thư điện tử (email). Phần lớn trường hợp xâm nhập trực tiếp qua các lỗ hổng hệ thống là tương đối khó. Người dùng thực hiện cài đặt các chương trình lạ, download phần mềm bị nhiễm mã độc, hay các hình ảnh âm thanh thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế chúng là các tệp có chứa chương trình độc hại, mở đường cho mã độc xâm nhập.

Con đường xâm nhập của mã độc

Mã độc ở dạng file ảnh là thủ thuật tinh vi và dễ khiến người dùng mất cảnh giác nhất (Ảnh: Internet)

Các loại mã độc

Mã độc dễ dàng xâm chiếm thiết bị của người dùng nếu không có cách hiểu và nhận biết chúng một cách rõ ràng. Theo hình thức lây nhiễm và cách thức hoạt động có thể chia ra các loại mã độc sau:

Virus máy tính

Virus máy tính hay Virus được biết đến khá phổ biến. Nhiều người nhầm lẫn rằng virus và mã độc chính là một, tuy nhiên chúng chỉ là một dạng của mã độc. Điểm khác biệt của nó là khả năng tự lây lan vô cùng nhanh, nếu không được phát hiện kịp thời thì khó mà dọn sạch được chúng.

Ngày nay khi công nghệ phát triển, nhiều loại mã độc khác chiếm vị thế. Virus không còn phổ biến như trước, số lượng của chúng chỉ chiếm 10% so với tổng số mã độc. Có 3 loại virus thường gặp như:

  • Scripting Virus: Là loại virus được viết bằng ngôn ngữ Script (kịch bản) như JavaScript, Batch Script, VBScript,… Đặc điểm mã độc loại này là dễ viết và dễ cài đặt. Chúng có thể tự lây lan sang các dạng file Script khác, làm thay đổi nội dung file html để chèn banner và thêm các thông tin quảng cáo,… Tính phổ biến của internet kéo theo sự phát triển nhanh chóng của Scripting Virus.
  • Virus Hoax: Được hiểu là các cảnh báo giả của Virus. Chúng núp dưới dạng một yêu cầu khẩn cấp nhằm bảo vệ hệ thống. Mục tiêu của chúng là cố gắng lôi kéo mọi người gửi cảnh báo hàng loạt qua email. Bản thân cảnh báo giả không gây nguy hiểm trực tiếp nhưng các tin gửi đến có thể chứa mã độc hay các chỉ dẫn về thiết lập mới hệ điều hành, xóa các dữ liệu rất nguy hại đến hệ thống. Kiểu cảnh báo giả này quấy rối và tốn thời gian cho bộ phận hỗ trợ kỹ thuật khi có nhiều người gọi đến và yêu cầu dịch vụ.
  • File Virus: Là những loại virus lây vào các file chương trình trên hệ điều hành như Windows, file có đuôi mở rộng như .exe, .com, .bat, .sys, .pif. Khi thực hiện chạy một file chương trình bị nhiễm virus là lúc virus đó được kích hoạt và tiếp tục lây lan sang các file chương trình khác. Trên thực tế loại này hầu như không còn xuất hiện và lây lan rộng nữa. Có thể sử dụng phần mềm quét ổ cứng để diệt chúng.

Các loại mã độc

Mã độc là gì – Virus máy tính có thể sao chép và lây lan từ server này sang server khác (Ảnh: Internet)

Worm (Sâu máy tính)

Worm hay sâu máy tính là dạng mã độc lây lan mạnh nhất hiện nay với khả năng tự nhân bản, tự tấn công và tự tìm cách lan truyền qua một hệ thống mạng như hệ thống thư điện tử và những lỗ hổng trong hệ điều hành.

Worm thực hiện việc phá mạng thông tin, giảm khả năng hoạt động hoặc đánh cắp thông tin nhạy cảm từ các mạng này. Năm 1988, worm nổi tiếng nhất được tạo ra bởi Robert Morris bởi sự phá hủy vô cùng lớn ở bất kỳ hệ điều hành UNIX nào trên internet.

Năm 2001, sâu mật mã tấn công các máy windows để khai thác lỗ hổng trên máy chủ Web IIS, tạo ra một kỷ lục về tốc độ lây lan. Chỉ trong ngày 19/07/2001 đã có hơn 359.000 máy tính bị nhiễm độc.

Trojan Horse (Ngựa Trojan)

Trojan Horse là chương trình gây nên những tác hại tương tự virus máy tính, chỉ khác là nó không tự nhân bản được. Các lan truyền duy nhất là qua các thư điện tử hay phần mềm miễn phí có đính kèm Trojan.

Mã độc Trojan horse hướng đến nhóm người dùng riêng để thu thập thông tin về thói quen, hành vi sử dụng internet của họ sau đó gửi dữ liệu đó cho tin tặc. Để loại bỏ loại mã độc này cần tìm ra tập tin chứa Trojan horse rồi xóa nó là xong. Tuy nhiên nhờ vào kỹ năng lập trình của mình mà kẻ tạo ra phần mềm này thường sao lưu nhiều con trước khi phát tán chúng lên mạng. Mã độc này cực kỳ nguy hiểm có khả năng hủy diệt ổ cứng và dữ liệu.

Ransomware (Mã độc tống tiền)

Khi tìm hiểu mã độc là gì không thể không nhắc đến mã độc Ransomware là mã độc tống tiền sử dụng mã hóa để đánh cắp thông tin nạn nhân với mục đích đòi tiền chuộc. Trong những năm gần đây, Ransomware trở thành mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức. Bởi khi bị chúng tấn công, ngoài việc mất quyền kiểm soát và truy cập, còn phải trả một khoản tiền rất lớn mới lấy lại được dữ liệu. Tùy vào mức độ quan trọng của dữ liệu và quy mô tổ chức đó mà mức tiền chuộc có thể dao động từ vài nghìn đến vài triệu đô la.

Nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đô gây ra những thiệt hại lớn về chi phí chỉ để chuộc lại thông tin dữ liệu.

Các loại mã độc 2

Ransomware là loại mã độc tống tiền nguy hiểm, là mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp và tổ chức (Ảnh: Internet)

Rootkit

Rootkit là phần mềm độc hại có khả năng che giấu sự tồn tại của một phần mềm mà thường là virus sẽ thâm nhập vào hệ thống máy tính. Phần mềm này được hacker sử dụng sau khi chiếm được quyền truy cập. Nó che dấu hệ thống dữ liệu, tập tin hay tiến trình đang chạy từ đó hacker sẽ đi vào hệ thống máy tính một cách bí mật và kiểm soát từ xa.

Một rootkit có thể chứa các công cụ độc hại như keylogger để lấy trộm các thông tin ngân hàng và đánh cắp mật khẩu.

Botnet

Botnet là chương trình mã độc được cài lên máy tính của các nạn nhân. Máy tính này thuộc một mạng lưới đứng đằng sau là các tin tặc. Cho phép các kẻ tấn công truy cập và điều khiển hệ thống máy tính đó. Cụ thể hơn, các máy tính bị nhiễm thuộc cùng một loại botnet sẽ nhận cùng một chỉ thị lệnh từ máy chủ điều khiển của kẻ tấn công đó thông qua kênh IRC – Internet Relay Chat hay hệ thống mạng ngang hàng P2P – Peer to peer. Ngày nay khi tin tặc xây dựng được mạng lưới botnet, họ có thể điều khiển chúng như một vũ khí chiến tranh mạng.

Biến thể

Một hình thức thuộc cơ chế hoạt động của virus đó là tạo ra những biến thể. Biến thể virus là sự thay đổi mã nguồn nhằm tránh sự phát hiện của các phần mềm diệt virus hay làm thay đổi hành động của nó.

Tác hại của mã độc là gì?

Những tác hại của mã độc gây ra không chỉ cá nhân và các tổ chức doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mã độc lây nhiễm vào máy lấy cắp thông tin cá nhân và phá hủy dữ liệu quan trọng để đe dọa tống tiền. Chúng cấp quyền kiểm soát hệ thống và các tài nguyên cho tin tặc điều khiển từ xa.

Mã độc ghi âm, đọc trộm tin nhắn thậm chí có khả năng năng theo dõi, chụp hình xung quanh.

Mã độc làm chậm kết nối, khiến điện thoại laptop hoạt động không ổn định, các thiết bị báo lỗi, liên tục nhận được các cảnh báo giả. Ổ cứng nhanh hết dung lượng, bị tràn bộ nhớ.

Mã độc làm tê liệt website, cướp trình duyệt và chuyển hướng người dùng đến các site có chủ đích.

Tác hại của mã độc là gì

Mã độc đánh cắp thông tin, phá hủy dữ liệu gây ra hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Internet)

Cách phòng chống mã độc

Đứng sau mã độc chính là con người, do đó hành vi của mã độc mang đặc điểm hành vi con người. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, internet phát triển mạnh mẽ, người dùng internet hằng ngày phải đối mặt với những cạm bẫy trên môi trường mạng. Vì thế, chúng ta dễ dàng bị tấn công bởi phần mềm độc hại, virus bất cứ lúc nào. Vậy cách phòng chống mã độc là gì cho người dùng? Tham khảo một số cách sau:

  • Cài đặt phần mềm diệt virus chính hãng: Phần mềm diệt virus, phần mềm phòng chống mã độc giúp phòng tránh và hạn chế một số loại mã độc xâm nhập, giúp chúng ta yên tâm hơn khi sử dụng trình duyệt web hay download phần mềm.
  • Không nên sử dụng các phần mềm không có bản quyền: Các phần mềm không bản quyền thường không tải ở các website chính thức của nhà cung cấp. Người dùng thường tải các phiên bản giả mạo kèm mã độc.
  • Thận trọng khi dùng thư điện tử: Các tệp tin điện tử được đính kèm trong email từ người lạ thường chứa mã độc có khả năng lây lan và phát tán.
  • Không ở các file có nguồn gốc không rõ ràng đặc biệt là đuôi .exe, .dll,… Trước khi mở tốt nhất nên quét qua bằng phần mềm diệt virus.
  • Nhờ sự can thiệp từ các chuyên gia: Khi máy tính có dấu hiệu nhiễm mã độc cần quét nhanh bằng phần mềm diệt virus, nếu không có sự tiến triển tốt cần nhờ các chuyên gia kiểm tra và tiêu diệt ngay. Có thể công việc này sẽ tiêu tốn nhiều tiền bác và thời gian nhưng nó thực sự cần thiết để tránh những thiệt hại gấp nhiều lần về sau.

Cách phòng chống mã độc

Cài đặt các phần mềm diệt virus sẽ giúp người phòng tránh và hạn chế mã độc xâm nhập, bảo vệ máy tính (Ảnh: Internet)

>>> Có thể bạn quan tâm: Locky là loại mã độc gì?

Kết luận

Trên đây là những giải đáp tổng quan về mã độc là gì, mã độc có thể được tin tặc nhúng vào trong các dạng file nào giúp bạn nhận biết và phòng tránh nó. Sự phát triển mạnh mẽ của internet và bùng nổ của các ứng dụng đã tạo ra môi trường lý tưởng cho các loại mã độc lây lan. Các mã độc hiện nay đang phát triển the xu hướng kết hợp với nhau để tạo ra những biến thể mới nguy hiểm hơn rất nhiều. Chính vì vậy, người dùng cần thường xuyên quét virus, cập nhật các phần mềm diệt virus, bản vá hệ điều hành,… để hạn chế mã độc xâm nhập.

Đăng bởi: BNC.Edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *