Tổng hợp

Giảm công nghiệp hóa là gì?

Mục lục

Giảm công nghiệp hóa là gì?

Cùng BNC.Edu.vn tìm hiểu Giảm công nghiệp hóa (deindustrialisation) là gì?

Giảm công nghiệp hóa là gì?

Bạn đang xem: Giảm công nghiệp hóa là gì?

Giảm công nghiệp hóa (deindustrialisation) là sự giảm sút liên tục trong tỷ trọng sản lượng và lực lượng lao động của ngành công nghiệp.

Giảm công nghiệp hóa (deindustrialisation) là sự giảm sút liên tục trong tỷ trọng sản lượng và lực lượng lao động của ngành công nghiệp. Kết quả quan sát cho thấy ngành công nghiệp ở các nước phát triển có xu thế tăng trưởng chậm hơn ngành dịch vụ. Bảng dưới cho thấy ở Mỹ, tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP giảm từ 38% vào năm 1960 xuống còn 32%, trong khi tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 58% lên 66%.

Thay đổi tỷ trọng của các ngành có thể phản ánh những thay đổi theo thời gian trong cơ cấu nhu cầu cuối cùng về hàng hóa và dịch vụ. Điều này có thể coi là quá trình phát triển tự nhiên gắn liền với sự chín muồi của nền kinh tế. Mặt khác, sự suy giảm của nhịp độ công nghiệp hóa phát sinh từ những khiếm khuyết ở phía cung như chi phí cao, tỷ gia shối đoái bị định giá quá cao, thiếu hụt đầu tư vào đổi mới – những yếu tố làm giảm sức cạnh tranh của một nước trong thương mại quốc tế – lại là một vấn đề nghiêm trọng. Sự suy giảm nhịp độ phát triển công nghiệp trong trường hợp này thường đi kèm với tình trạng suy giảm sản lượng, thất  tăng và những khó khăn trong việc duy trì cán can thanh toán mong muốn.

Bảng. Sự suy giảm nhịp độ phát triển công nghiệp.

Phân phối tổng sản phẩm trong nước cho thấy ngành công nghiệp ở các nước tiên tiến tăng chậm hơn ngành dịch vụ. Tỷ trọng của ngành công nghiệp bao gồm tỷ trọng của cả ngành chế biến. Nguồn: Báo cáo phát triển của ngân hàng thế giới, 1984,

Quy mô suy giảm nhịp độ công nghiệp hóa ở Mỹ biểu hiện rõ nét hơn trong những năm 80 do tỷ giá hối đoái bị định giá cao đến mức giả tạo.

Chính yếu tố này làm cho các doanh nghiệp ở Mỹ bị mất thị trường ở hải ngoại.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Đăng bởi: BNC.Edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *