Học TậpLớp 12

Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh (Dàn ý + 11 mẫu)

Viết đoạn văn nghị luận về đức tính hi sinh tuyển chọn dàn ý và 11 bài văn mẫu siêu hay, đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi lớp 12 trên cả nước. Qua 11 đoạn văn nghị luận về đức hi sinh giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi ngôn ngữ, củng cố kiến thức, biết cách chọn lọc ý hay khi làm bài để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Vậy dưới đây là 11 đoạn văn viết về đức hi sinh hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Mục lục

Dàn ý viết đoạn văn về đức hi sinh

1. Mở đoạn

Bạn đang xem: Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh (Dàn ý + 11 mẫu)

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Đức hi sinh trong cuộc sống

2. Thân đoạn

* Giải thích:

  • “Đức hi sinh” là sự nhường nhịn, chấp nhận sự thiệt thòi về bản thân vì lợi ích của người khác.
  • Người có đức hi sinh là luôn suy nghĩ vì người khác, đó còn là những người sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không suy tính thiệt hơn, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình.

* Ý nghĩa của đức hi sinh:

  • Mang đến những cơ hội sống tốt đẹp cho người khác.
  • Lan tỏa những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Người có đức hi sinh sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ những người xung quanh.

* Phản đề:

  • Có nhiều những người ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
  • Cũng có những con người sẵn sàng hi sinh lợi ích của người khác để đạt được những lợi ích tầm thường của bản thân.
  • Hi sinh một cách mù quáng vì người khác, vì những điều không xứng đáng mà bỏ lỡ những cơ hội tốt đẹp của bản thân.

* Bài học

  • Cần biết yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những người kém may mắn hơn mình;
  • Không quên đi sự giúp đỡ, công lao của những người đã hi sinh vì mình.

3. Kết đoạn

Rút ra kết luận chung

Viết đoạn văn nghị luận về đức hi sinh

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng vậy, trong cuộc sống chúng ta muốn có được những điều tốt đẹp thì chúng ta cần phải biết cho đi, yêu thương mọi người. Trong cuộc sống này, vẫn còn có những người âm thầm hi sinh, cống hiến mà không hề đòi hỏi, đây là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập theo. Đức hi sinh là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Sự hi sinh thầm lặng còn là việc chúng ta giúp đỡ người khác, làm cho họ tốt mà không đòi hỏi công lao. Mỗi chúng ta ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Nếu trong trường hợp đó, có người hi sinh giúp đỡ chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn. Ngược lại khi người khác gặp hoàn cảnh tương tự, chúng ta có thể giúp đỡ được họ thì hãy cố gắng nhất có thể. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, nếu chúng ta sống với đức hi sinh ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Một thực tế chúng ta có thể nhận ra đó là trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Sống trong đời sống, chúng ta cần có một tấm lòng, cần có sự hi sinh cho nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, phát triển, như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp và bền vững hơn.

Đoạn văn về đức hi sinh

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Sự hi sinh là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Viết đoạn văn về sự hy sinh thầm lặng của mẹ

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha’. Lời dạy ấy thật đúng khi nói về sự to lớn của cha mẹ với đức hi sinh lớn lao dành cho con cái. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Có thể nói, không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của những đứa con trên đời. Đó còn là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, gánh trên vai trách nhiệm giúp người con trưởng thành, khôn lớn. Cả cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những hi sinh không ngừng nghỉ vì tương lai tốt đẹp của con cái. Và chắc chắn đó là những hi sinh không hề mong đáp trả, những hi sinh lớn lao. Ta chắc chắn không thể quy nó về trách nhiệm mà hơn thế là đức hi sinh, là lòng yêu. Con cái trước hi sinh của cha mẹ cần có thái độ biết ơn, trân trọng và không được cho bản thân quyền nhận hi sinh ấy như một lẽ đương nhiên. Quả thực, hiện nay không ít người con đã và đang sống trên hi sinh ấy bằng sự vô ơn, bạc bẽo và cả những người cha, người mẹ đang dành đức hi sinh một cách làm đường khiến người con lạc lối, sai phạm. Đức hi sinh của cha mẹ lớn lao, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó sẽ được thể hiện khi và chỉ khi con người biết chân thành và biết gửi trao trọn vẹn tình cảm cũng như có thái độ sống tốt, tích cực.

Viết đoạn văn 200 chữ về hi sinh ngắn gọn

Đoạn văn mẫu 1

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ. Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải. Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối. Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này

Đoạn văn mẫu 2

Những người mẹ ngày đêm tảo tần, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, những người cha hằng ngày vẫn vật lộn với gánh nặng trụ cột gia đình, những chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi vẫn cầm chắc tay súng… đó là những hi sinh lặng thầm cho tất cả từ nhỏ bé đến lớn lao vô tận. Hi sinh là hành động đánh đổi một thứ quan trọng của bản thân cho một điều gì đó đáng quý hơn, đó là sự quên mình, cống hiến, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp chung, lợi ích chung. Đức hi sinh đòi hỏi con người sẵn sàng san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người khác mà không tính toán thiệt hơn, thậm chí còn xả thân vì người khác. Từ những việc làm rất nhỏ như nhường chỗ cho người già, san sẻ cho những người còn khó khăn đến lý tưởng cao đẹp cống hiến hết mình cho Tổ quốc của những người lính và còn vô số những sự hi sinh thầm lặng khác mà nhờ đó xã hội chúng ta đã phát triển tốt đẹp và bền vững. Nhưng không phải việc làm, hành động nào cũng đáng được biểu dương nếu đó là những hi sinh giả tạo, nhằm mang lại danh tiếng cho bản thân, muốn nhận cái hư danh “người tốt”. Nhiều người còn ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình, tham sống sợ chết… đó vẫn là một mảng tối trong xã hội hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải biết rộng mở trái tim mình, phải biết sống vì người khác, quan tâm, chia sẻ, đừng ích kỉ, hãy đề đôi bàn tay phảng phất hương hoa vì những hành động tốt đẹp của bản thân, để vị ngọt tình người lan tỏa khắp cuộc đời này.

Đoạn văn mẫu 3

Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh củ mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.

Viết đoạn văn 200 chữ về hi sinh đầy đủ

Đoạn văn mẫu 1

Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có đức tính hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh cũng như mang đến hạnh phúc cho mình từ những hành động hi sinh ấy. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để cho người khác được hạnh phúc hơn, để cho cuộc sống xung quanh được tốt đẹp hơn. Đầu tiên, đức hi sinh có thể được biểu hiện ở cấp độ gia đình. Trong gia đình, bố mẹ sẽ là người có đức tính hi sinh cho con cái, sẵn sàng cho đi mọi thứ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con cái mình có thể học hành và có một tương lai tươi đẹp nhất. Mọi hành động dành cho con cái mình, dù rất nhỏ nhưng đều là đức hi sinh cao cả, là tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con, chẳng cần nghĩ đến mình vì sự ưu tiên đối với con cái là cao nhất. Thứ hai, đức tính hi sinh có thể được thể hiện ở sự hi sinh đối với đất nước, với cuộc sống, với cộng đồng. Dù trong thời bình hay trong thời chiến, những con người có đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh thầm lặng vì cuộc sống chung vẫn là những con người vĩ đại nhất. Đó là anh bộ đội ngã xuống vì độc lập dân tộc, là người cảnh sát hi sinh trước phát súng của tội phạm để bảo vệ nạn nhân, là những y bác sĩ hi sinh vì bình yên của thế giới trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Cuối cùng, đức hi sinh còn được thể hiện ở việc hi sinh cho những người không quen biết. Đó chính là xuất phát từ trong lòng tốt, từ trong tâm hồn cao đẹp của những người muốn đem đến hạnh phúc cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình. Tóm lại, đức hi sinh chính là phẩm chất cao đẹp cần có ở mỗi người.

Đoạn văn mẫu 2

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Đức hi sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phatr hi sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hi sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể, để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hi sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển. Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bàng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được lo đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hi sinh của cha mẹ, anh chị, thật cao cả biết bao. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hi sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. hi sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hi sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hi sinh vì người khác, không được ích kỉ, vô tâm. Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sựu hi sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hi sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!

Đoạn văn mẫu 3

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn ngọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao nà về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp…. Chính vì thể người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày một trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết. Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”. Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vì ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Đoạn văn mẫu 4

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức tính hi sinh. Vậy thế nào là đức hi sinh? Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện. Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh, giúp chúng ta một điều gì đó, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, sống với đức hi sinh chúng ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng. Lại có những người hi sinh quá nhiều cho người khác mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi, bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống,… những người này cần xem xét lại những suy nghĩ và hành động của bản thân để có thể cân bằng được cuộc sống giữa cho và nhận.

Đoạn văn mẫu 5

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác. Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hy sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy khó khăn, nguy hiểm – diệt bộ trưởng Mỹ – để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người. Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết. Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết “sống vì mọi người” hay ” một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

Ngoài ra các bạn lớp 12 xem thêm một số đoạn văn nghị luận như: đoạn văn viết về tình phụ tử, đoạn văn viết về tinh thần trách nhiệm, đoạn văn viết về lòng nhân ái và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Đăng bởi: BNC.Edu.vn

Chuyên mục: Tài Liệu Học Tập

Xem thêm Đoạn văn nghị luận về đức hi sinh (Dàn ý + 11 mẫu)

Viết đoạn văn nghị luận về đức tính hi sinh tuyển chọn dàn ý và 11 bài văn mẫu siêu hay, đạt điểm cao của các bạn học sinh giỏi lớp 12 trên cả nước. Qua 11 đoạn văn nghị luận về đức hi sinh giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý ôn tập, trau dồi ngôn ngữ, củng cố kiến thức, biết cách chọn lọc ý hay khi làm bài để đạt được kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia 2022.

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. Hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Vậy dưới đây là 11 đoạn văn viết về đức hi sinh hay nhất, mời các bạn cùng đón đọc.

Dàn ý viết đoạn văn về đức hi sinh

1. Mở đoạn

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: Đức hi sinh trong cuộc sống

2. Thân đoạn

* Giải thích:

  • “Đức hi sinh” là sự nhường nhịn, chấp nhận sự thiệt thòi về bản thân vì lợi ích của người khác.
  • Người có đức hi sinh là luôn suy nghĩ vì người khác, đó còn là những người sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không suy tính thiệt hơn, đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của bản thân mình.

* Ý nghĩa của đức hi sinh:

  • Mang đến những cơ hội sống tốt đẹp cho người khác.
  • Lan tỏa những điều tốt đẹp, ý nghĩa trong cuộc sống.
  • Người có đức hi sinh sẽ nhận được sự tôn trọng, yêu quý từ những người xung quanh.

* Phản đề:

  • Có nhiều những người ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mà vô cảm trước nỗi đau của đồng loại.
  • Cũng có những con người sẵn sàng hi sinh lợi ích của người khác để đạt được những lợi ích tầm thường của bản thân.
  • Hi sinh một cách mù quáng vì người khác, vì những điều không xứng đáng mà bỏ lỡ những cơ hội tốt đẹp của bản thân.

* Bài học

  • Cần biết yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những người kém may mắn hơn mình;
  • Không quên đi sự giúp đỡ, công lao của những người đã hi sinh vì mình.

3. Kết đoạn

Rút ra kết luận chung

Viết đoạn văn nghị luận về đức hi sinh

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đúng vậy, trong cuộc sống chúng ta muốn có được những điều tốt đẹp thì chúng ta cần phải biết cho đi, yêu thương mọi người. Trong cuộc sống này, vẫn còn có những người âm thầm hi sinh, cống hiến mà không hề đòi hỏi, đây là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần học tập theo. Đức hi sinh là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Sự hi sinh thầm lặng còn là việc chúng ta giúp đỡ người khác, làm cho họ tốt mà không đòi hỏi công lao. Mỗi chúng ta ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Nếu trong trường hợp đó, có người hi sinh giúp đỡ chúng ta, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn. Ngược lại khi người khác gặp hoàn cảnh tương tự, chúng ta có thể giúp đỡ được họ thì hãy cố gắng nhất có thể. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, nếu chúng ta sống với đức hi sinh ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Một thực tế chúng ta có thể nhận ra đó là trong cuộc sống hiện nay vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng,… những người này đáng bị phê phán, chỉ trích. Sống trong đời sống, chúng ta cần có một tấm lòng, cần có sự hi sinh cho nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, phát triển, như vậy cuộc sống sẽ tốt đẹp và bền vững hơn.

Đoạn văn về đức hi sinh

Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, và noi theo sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống. Sự hi sinh là những hành động, những con người dũng cảm giúp đỡ người khác từ những hành động nhỏ nhất với tình yêu thương chân thành và cũng là những con người luôn có ý thức vươn lên xây dựng một xã hội tốt đẹp. Mỗi chúng ta hãy sống và lấy những con người có phẩm chất tốt đẹp đó làm gương, sống vì người vì đời. Chúng ta ai cũng hiểu rằng xã hội hiện nay có nhiều vấn đề nan giải, có nhiều tiêu cực xảy ra, mỗi con người chỉ cần có ý thức, sống có ích một chút xã hội này sẽ tốt đẹp hơn. Khi mỗi chúng ta sống có ích và trở thành “người hi sinh thầm lặng” sẽ lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra xã hội, được mọi người yêu quý, nể phục hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những người ích kỉ, sống thờ ơ, vô cảm, bàng quang với mọi thứ xung quanh, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. Mỗi người có một ước mơ, hoài bão khác nhau, tuy nhiên nếu tất cả cùng cố gắng, biết hi sinh, cho đi mà không mong nhận lại chúng ta sẽ xây dựng được một đất nước vững mạnh, chan chứa tình yêu thương. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Viết đoạn văn về sự hy sinh thầm lặng của mẹ

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ. Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha’. Lời dạy ấy thật đúng khi nói về sự to lớn của cha mẹ với đức hi sinh lớn lao dành cho con cái. Cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi ta khôn lớn. Có thể nói, không có cha mẹ thì không có sự tồn tại của những đứa con trên đời. Đó còn là những người làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, gánh trên vai trách nhiệm giúp người con trưởng thành, khôn lớn. Cả cuộc đời của các bậc cha mẹ đều là những hi sinh không ngừng nghỉ vì tương lai tốt đẹp của con cái. Và chắc chắn đó là những hi sinh không hề mong đáp trả, những hi sinh lớn lao. Ta chắc chắn không thể quy nó về trách nhiệm mà hơn thế là đức hi sinh, là lòng yêu. Con cái trước hi sinh của cha mẹ cần có thái độ biết ơn, trân trọng và không được cho bản thân quyền nhận hi sinh ấy như một lẽ đương nhiên. Quả thực, hiện nay không ít người con đã và đang sống trên hi sinh ấy bằng sự vô ơn, bạc bẽo và cả những người cha, người mẹ đang dành đức hi sinh một cách làm đường khiến người con lạc lối, sai phạm. Đức hi sinh của cha mẹ lớn lao, nhưng giá trị và ý nghĩa của nó sẽ được thể hiện khi và chỉ khi con người biết chân thành và biết gửi trao trọn vẹn tình cảm cũng như có thái độ sống tốt, tích cực.

Viết đoạn văn 200 chữ về hi sinh ngắn gọn

Đoạn văn mẫu 1

Trong các vô vàn các truyền thống quý báu, truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại trong đó không thể không kể tới đức hi sinh. Trước tiên chúng ta cần đi giải nghĩa đức hi sinh là gì? Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp mà chúng ta phải nhìn nhận và học tập, rèn luyện mới có được. Hi sinh được hiểu là sự quên mình để lo cho tha nhân. Sự hi sinh không chỉ cho thấy giá trị của con người mà còn giúp thăng hoa sự giá trị ấy ở bản thân của họ. Hi sinh trước giờ chúng ta được nghe nói đến nhiều nhất là hi sinh cho Tổ quốc, cho đất nước nhưng quên mất rằng sự hi sinh luôn thường trực xung quanh chúng ta. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ thấy đó còn là hình ảnh của mẹ hi sinh tuổi thanh xuân để lo lắng, chăm sóc cho mình. Cha hi sinh sức khỏe, thời gian để kiếm tiền nuôi mình ăn học. Là bóng hình thầy cô hi sinh nhiều thứ để truyền đạt những bài học bổ ích, những điều hay lẽ phải. Đức hi sinh thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp mà mỗi cá nhân chúng ta ai cũng cần phải có, thế nên chúng ta phải hi sinh dù là những chuyện nhỏ nhặt, đời thường. Nghị luận xã hội về đức hi sinh sẽ nhận ra người có đức tính này luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, quý trọng. Không chỉ vậy, người có đức tính hi sinh còn thể hiện được sự dũng cảm của bản thân mình, biết giúp đỡ mọi người xung quanh khi họ rơi vào con đường tăm tối. Hi sinh là một trong những đức tính tốt đẹp mà ông cha ta đã truyền lại cho thế hệ chúng ta sau này

Đoạn văn mẫu 2

Những người mẹ ngày đêm tảo tần, vật lộn với cuộc sống mưu sinh, những người cha hằng ngày vẫn vật lộn với gánh nặng trụ cột gia đình, những chiến sĩ nơi hải đảo xa xôi vẫn cầm chắc tay súng… đó là những hi sinh lặng thầm cho tất cả từ nhỏ bé đến lớn lao vô tận. Hi sinh là hành động đánh đổi một thứ quan trọng của bản thân cho một điều gì đó đáng quý hơn, đó là sự quên mình, cống hiến, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp chung, lợi ích chung. Đức hi sinh đòi hỏi con người sẵn sàng san sẻ những quyền lợi về vật chất, tinh thần cho người khác mà không tính toán thiệt hơn, thậm chí còn xả thân vì người khác. Từ những việc làm rất nhỏ như nhường chỗ cho người già, san sẻ cho những người còn khó khăn đến lý tưởng cao đẹp cống hiến hết mình cho Tổ quốc của những người lính và còn vô số những sự hi sinh thầm lặng khác mà nhờ đó xã hội chúng ta đã phát triển tốt đẹp và bền vững. Nhưng không phải việc làm, hành động nào cũng đáng được biểu dương nếu đó là những hi sinh giả tạo, nhằm mang lại danh tiếng cho bản thân, muốn nhận cái hư danh “người tốt”. Nhiều người còn ích kỉ, sống chỉ biết lợi ích của riêng mình, tham sống sợ chết… đó vẫn là một mảng tối trong xã hội hiện nay. Vì vậy, chúng ta phải biết rộng mở trái tim mình, phải biết sống vì người khác, quan tâm, chia sẻ, đừng ích kỉ, hãy đề đôi bàn tay phảng phất hương hoa vì những hành động tốt đẹp của bản thân, để vị ngọt tình người lan tỏa khắp cuộc đời này.

Đoạn văn mẫu 3

Hi sinh là chịu thiệt hại, mất mát quyền lợi về vật chất, tinh thần hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể nhằm một mục tiêu cao cả hoặc một lý tưởng tốt đẹp. Nên hiểu, hi sinh là sẵn sàng cho đi một phần lợi ích của bản thân vì người khác. Sự hi sinh cao nhất là hi sinh sự sống vì sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn độc lập, tự do của tổ quốc. Người biết hi sinh vì người khác là người luôn sống vị tha, biết yêu thương người khác, sẵn sàng cho đi những lợi ích của mình giúp người khác vượt qua khó khăn, thử thách. người có đức hi sinh luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết hi sinh vì người khác luôn ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không bao giờ cảm thông hay chia sẻ với nỗi khổ đau của người khác, sống cuộc đời hèn kém. Đức hi sinh là phẩm chất cao quý của con người. Ai cũng cần có đức hi sinh bởi khi chúng ta biết hi sinh cho nhau, chia sẻ những gì mình có vì lợi ích chung của cộng đồng thì xã hội sẽ không ngừng phát triển, tình người gắn kết bền chặt hơn. Tuy nhiên, chỉ nên hi sinh cho những gì xứng đáng, cao quý và thiêng liêng chứ không phải là hi sinh một cách mù quáng. Hi sinh là cần thiết nhưng đừng để sự hi sinh củ mình bị lợi dụng để làm lợi cho một cá nhân nào đó.

Viết đoạn văn 200 chữ về hi sinh đầy đủ

Đoạn văn mẫu 1

Trong cuộc sống, sự hi sinh chính là biểu hiện của tình yêu thương và sự cho đi trong cuộc sống. Thật vậy, nhờ có đức tính hi sinh mà con người có thể mang đến hạnh phúc cho những người xung quanh cũng như mang đến hạnh phúc cho mình từ những hành động hi sinh ấy. Hi sinh chính là hành động cho đi, cống hiến một thứ gì đó của bản thân để cho người khác được hạnh phúc hơn, để cho cuộc sống xung quanh được tốt đẹp hơn. Đầu tiên, đức hi sinh có thể được biểu hiện ở cấp độ gia đình. Trong gia đình, bố mẹ sẽ là người có đức tính hi sinh cho con cái, sẵn sàng cho đi mọi thứ, tạo mọi điều kiện tốt nhất để con cái mình có thể học hành và có một tương lai tươi đẹp nhất. Mọi hành động dành cho con cái mình, dù rất nhỏ nhưng đều là đức hi sinh cao cả, là tình yêu thương mà cha mẹ dành cho con, chẳng cần nghĩ đến mình vì sự ưu tiên đối với con cái là cao nhất. Thứ hai, đức tính hi sinh có thể được thể hiện ở sự hi sinh đối với đất nước, với cuộc sống, với cộng đồng. Dù trong thời bình hay trong thời chiến, những con người có đức hi sinh, sẵn sàng hi sinh thầm lặng vì cuộc sống chung vẫn là những con người vĩ đại nhất. Đó là anh bộ đội ngã xuống vì độc lập dân tộc, là người cảnh sát hi sinh trước phát súng của tội phạm để bảo vệ nạn nhân, là những y bác sĩ hi sinh vì bình yên của thế giới trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19. Cuối cùng, đức hi sinh còn được thể hiện ở việc hi sinh cho những người không quen biết. Đó chính là xuất phát từ trong lòng tốt, từ trong tâm hồn cao đẹp của những người muốn đem đến hạnh phúc cho những người xung quanh và cho chính bản thân mình. Tóm lại, đức hi sinh chính là phẩm chất cao đẹp cần có ở mỗi người.

Đoạn văn mẫu 2

Đức hi sinh là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam nói riêng và của toàn thế giới nói chung. hi sinh là hành động sống vì người khác, không vì lợi ích riêng của bản thân, bằng sự yêu thương, quý trọng,… để làm cho người khác có cuộc sống tốt đẹp hơn, lấy đó làm niềm vui, làm động lực cho mình. Đức hi sinh được thể hiện ở nhiều thời điểm, nhiều nơi, nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể thấy trong các cuộc chiến tranh, sự hi sinh là vô cùng nhiều, được thể hiện ở các chiến sĩ vì lý tưởng cách mạng, vì tự do dân tộc đã lần lượt, nối tiếp nhau ngã xuống ở chiến trường bom đạn, các bà mẹ Việt Nam anh hùng đã phatr hi sinh đứa con dứt ruột đẻ ra, không sợ hiểm nguy bảo vệ các chiến sĩ, đối mặt với giặc, với cái chết cũng vì một mục đích là hòa bình dân tộc,… Không chỉ trong thời chiến mà trong cuộc sống ngày nay, những thanh niên tình nguyện đã hi sinh bao giọt máu, bao bộ phận trên cơ thể, để đổi lấy sự sống cho nhiều trẻ em, nhiều cụ già, mang lại hạnh phúc cho họ. Hay nhiều người, nhiều thế hệ hi sinh bản thân, trí tuệ để góp phần đưa đất nước phát triển. Trong mỗi gia đình, hình ảnh những người cha, người mẹ tần tảo sớm hôm, thức khuya dậy sớm, không quản khó nhọc gánh hàng ra chợ bán kiếm vài đồng bạc lẻ, gom góp đủ tiền để lo cho con cái ăn học, đầy đủ mọi thứ bằng bạn, bàng bè, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, giữa trưa nắng gắt mà vẫn cặm cụi ngoài đồng chỉ để kiếm bát cơm, manh áo cho con, mong con được lo đủ. Những người anh, người chị sẵn sàng nghĩ học để có tiền cho em được đến trường, tất cả những sự hi sinh của cha mẹ, anh chị, thật cao cả biết bao. Đức hi sinh là một đức tính vô cùng cao đẹp, nó giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp, quan hệ giữa con người với con người trở lên gắn bó, khăng khít hơn, qua đó còn thể hiện sự quan tâm, lòng yêu thương với người được ta hi sinh, thể hiện sự cao thượng, vĩ đại của bản thân mình. hi sinh là một hành động cao cả, vì vậy mà chúng ta phải biết trân trọng sự hi sinh mà người khác dành cho mình, bên cạnh đó còn phải biết sống hi sinh vì người khác, không được ích kỉ, vô tâm. Là học sinh, được sống trong sự bao bọc, che chở của gia đình và xã hội, chúng ta phải quý trọng tình cảm của mọi người dành cho ta, phải biết sống cho người khác, sống vì người khác, có như vậy thì ta mới đền đáp lại được sựu hi sinh cao cả mà người khác đã dành cho mình. Hãy biết hi sinh lợi ích riêng vì xã hội, vì mọi người các bạn nhé!

Đoạn văn mẫu 3

Dân tộc ta có rất nhiều phẩm chất quý báu và tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Một trong số đó là sự hi sinh. Hi sinh. Hai chữ tuy ngắn ngọn nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa. Hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát, lớn lao nà về mình vì mục đích chung, lí tưởng cao đẹp…. Chính vì thể người đời vẫn luôn ghi nhớ công ơn biết bao vị anh hùng đã ngã xuống vì quê hương, dân tộc. Điển hình hình ảnh Lê Lai một người đã liều mình cứu chúa, xả thân vì nước để Lê Lợi sống sót. Lê Lai không những hi sinh mạng sống cứu nguy Lê Lợi mà còn cứu nguy cả dân tộc Việt Nam. Không những chúng ta phải ghi nhớ công lao của những vị anh hùng mà phải ghi nhớ công lao hàng vạn chiến sĩ trẻ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi thanh xuân, đi mãi không về vì lí tưởng bảo vệ quê hương, đất nước,… Hi sinh ở đây không đồng nghĩa phải chết, mất mạng vì người khác. Đôi khi hi sinh thật đơn giản. Cha mẹ sẵn sàng hi sinh, giành điều tốt đẹp nhất cho con cái. Gia đình nghèo anh chị đành phải nghỉ học nhường em mình,.. Và còn nữa ở đâu đó vẫn còn vô vàn những người đã hi sinh, cống hiến thầm lặng cho đất nước, xã hội này ngày một trở nên tốt đẹp hơn mà ta không hay biết. Thế nhưng ngoài những mảng sáng xã hội bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều loại người ham sống sợ chết, chỉ biết nghĩ cho lòng hẹp hòi bản thân không biết đặt lợi chung cộng đồng trên lợi ích riêng cá nhân. Chính vì thế những người này không được yêu quý, kính trọng. Vì thế nếu những ai tự xét lại bản thân, thấy mình vẫn tồn tại bản tính xấu, cần phải lập tức thay đổi. Biến điểm trừ thành điểm cộng. Có một câu nói của Charles Dickens mà tôi rất tâm đắc: sự quên mình là bi thương nhưng là thứ bi thương do con người tạo ra”. Thật đúng vậy, do đó chúng ta hãy biết sống vì người khác, đừng ích kỉ riêng cá nhân, hãy mở rộng trái tim mình, một khi biết quan tâm đến mọi người xung quanh tức là bạn đã nếm trải được vì ngọt của sự hi sinh là như thế nào rồi đấy.

Đoạn văn mẫu 4

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là đức tính hi sinh. Vậy thế nào là đức hi sinh? Đức hi sinh chính là sự nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt thòi hơn về mình (có thể là vật chất, tinh thần hoặc thậm chí là cả mạng sống) để người khác có được cuộc sống và những điều tốt đẹp hơn. Đức hi sinh là những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần phải rèn luyện. Mỗi chúng ta ai ai cũng sẽ gặp phải những khó khăn, thử thách nhất định trong cuộc sống của mình. Khi người khác hi sinh, giúp chúng ta một điều gì đó, chúng ta sẽ trở nên tốt hơn, chính vì vậy, sự hi sinh của chúng ta đối với người khác cũng sẽ làm cho họ tốt hơn. Nếu xã hội không có sự hi sinh con người sẽ trở nên ích kỉ, vô cảm chỉ muốn vơ vét những tư lợi về mình, dần dần sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái đạo đức, xã hội sẽ đi xuống. Bên cạnh đó, sống với đức hi sinh chúng ta sẽ được người khác yêu mến, kính trọng và học tập theo, lan tỏa được nhiều thông điệp tích cực ra cộng đồng. Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn nhiều người có tính ích kỉ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, cho rằng khi hi sinh là thiệt thòi, là không đáng. Lại có những người hi sinh quá nhiều cho người khác mà khiến bản thân mình chịu thiệt thòi, bỏ lỡ những cơ hội tốt trong cuộc sống,… những người này cần xem xét lại những suy nghĩ và hành động của bản thân để có thể cân bằng được cuộc sống giữa cho và nhận.

Đoạn văn mẫu 5

Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp, tự nguyện nhận phần thiệt thòi, mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác. Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hy sinh vì lợi ích của đất nước. Trong lịch sử, không quên hình ảnh Lê Lai – một vị tướng thời nhà Lê, đã liều mình cứu chúa. Ông đã hi sinh mạng sống của mình để cứu nguy cho Lê Lợi, cũng là cứu cả dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến, Nguyễn Văn Trỗi đã hy sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc gia đình chọn con đường, đầy khó khăn, nguy hiểm – diệt bộ trưởng Mỹ – để mang lại cuộc sống cho toàn dân. Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người. Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. Hi sinh không phải chịu thiệt vì mục đích cá nhân mà phải biết vì tập thể quê hương đất nước thì việc hi sinh mới có ý nghĩa. Hi sinh rèn luyện cho chúng ta đức tính dũng cảm, biết vượt qua những khó khăn rào cản trong cuộc sống chúng ta. Người có lòng hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển. Người không có lòng hi sinh hay bị rụt rè, sợ sệt trước cái chết, không bản lĩnh thì làm chẳng ra hồn, những việc khó không muốn giải quyết. Nếu như xã hội không có những người biết hi sinh vì mọi người thì làm sao có được cuộc sống bình yên tươi đẹp. Chúng ta cần rèn luyện đức tính hi sinh ngay còn khi là học sinh và phát huy để ngày càng có nhiều người biết “sống vì mọi người” hay ” một người vì mọi người, mọi người vì một người”.

Ngoài ra các bạn lớp 12 xem thêm một số đoạn văn nghị luận như: đoạn văn viết về tình phụ tử, đoạn văn viết về tinh thần trách nhiệm, đoạn văn viết về lòng nhân ái và nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close